Trường THPT Hoàng Mai - Nghệ An

https://thpthoangmai.edu.vn


HƯỚNG DẪN TỰ HỌC MÔN ĐỊA LÍ NÔNG NGHIỆP - LỚP 12

HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ LUYỆN CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM Ở NHÀ
CHỦ ĐỀ: ĐỊA LÍ NÔNG NGHIỆP - LỚP 12 THPT
Các em tải bộ câu hỏi theo đường link:
/uploads/news/2020_02/huong-dan-hoc-sinh-tu-hoc-mon-dia-li-12-dia-li-nong-nghiep.doc



TRƯỜNG THPT HOÀNG MAI
   TỔ KHXH - MÔN: ĐỊA LÍ
 
HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ LUYỆN CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM Ở NHÀ
CHỦ ĐỀ: ĐỊA LÍ NÔNG NGHIỆP - LỚP 12 THPT
 
I. PHẦN TỰ LUẬN
Câu 1. Trình bày những thuận lợi và khó khăn đối với sự phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới ở nước ta.
Câu 2. Chứng minh rằng nước ta đang khai thác ngày càng có hiệu quả nền nông nghiệp nhiệt đới.
Câu 3. Vì sao trong những năm qua diện tích cây công nghiệp lâu năm tăng nhanh?
Câu 4. Vì sao ngành nuôi trồng thủy sản ở nước ta lại phát triển mạnh trong những năm gần đây?
Câu 5. Vẽ lược đồ tư duy thể hiện rõ sự chuyển dịch trong nội bộ ngành nông nghiệp ở nước ta.
II. PHẦN TRẮC NGHIỆM
Câu 1 (NB). Đặc trưng cơ bản nền nông nghiệp nước ta là
A. cận nhiệt đới.                                                         B. nhiệt đới.
C. cận xích đạo.                                                          D. ôn đới.
Câu 2 (NB). Một trong những đặc điểm của nền nông nghiệp cổ truyền ở nước ta là
A. đẩy mạnh thâm canh, chuyên môn hóa.
B. sử dụng nhiều sức người, năng suất lao động thấp.
C. sử dụng ngày càng nhiều máy móc, vật tư nông nghiệp.
D. gắn liền với công nghiệp chế biến và dịch vụ nông nghiệp.
Câu 3 (NB). Một trong những đặc điểm của nền nông nghiệp hàng hóa ở nước ta là
A. sản xuất nhỏ, công cụ thủ công.
B. đẩy mạnh thâm canh, chuyên môn hóa.
C. phần lớn sản để phẩm tiêu dùng tại chỗ.
D. sử dụng nhiều sức người, năng suất lao động thấp.
Câu 4 (NB). Đặc trưng nào không đúng của nền nông nghiệp cổ truyền ở nước ta?
A. Trình độ thâm canh, chuyên môn hóa cao.
B. Nền nông nghiệp tiểu nông, tự cấp, tự túc.
C. Sử dụng nhiều sức người, công cụ thủ công.
D. Năng suất lao động và năng suất cây trồng thấp.
Câu 5 (NB). Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 18, hãy cho biết, ngành nào chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu giá trị sản xuất, nông, lâm, thủy sản năm 2007?
A. Lâm nghiệp.                                                                        B. Thủy sản.
C. Lâm nghiệp và thủy sản.                                                     D. Nông nghiệp.
Câu 6 (NB). Trong cơ cấu giá trị sản suất nông nghiệp ở nước ta hiện nay loại cây trồng nào chiếm tỷ trọng lớn nhất?
A. Cây lương thực.                                                     B. Cây công nghiệp.
C. Cây rau, đậu.                                                          D. Cây ăn quả.
Câu 7 (NB). Vùng  nào ở nước ta hiện nay là vùng sản suất lương thực lớn nhất?
A. Đồng bằng sông Hồng.                                          B. Đồng bằng sông Cửu Long.
C. Đồng bằng Duyên hải miền Trung.            D. Trung Du và Miền Núi Bắc Bộ.
Câu 8 (NB). Vùng nào sau đây ở nước ta có năng suất lúa cao nhất cả nước?
A. Đồng bằng sông Hồng.                                          B. Đồng bằng sông Cửu Long.
C. Đồng bằng Duyên Hải Miền Trung.                      D. Trung du và miền núi Bắc Bộ.
Câu 9 (NB). Tây Nguyên là vùng chuyên canh lớn nhất về cây
A. cà phê.                                                                   B. cao su.
C. chè.                                                                         D. điều.
Câu 10 (NB). Một trong những ngư trường trọng điểm của nước ta là
A. Cà Mau - Kiên Giang.                                           B. Hải Phòng- Nam Định.
C. Thái Bình - Thanh Hóa.                                        D. Quảng Ngãi - Bình Định.
Câu 11 (NB). Vùng nào có số lượng đàn trâu lớn nhất nước ta?
A. Đồng bằng sông Hồng.                                          B. Duyên hải Nam Trung Bộ.
C. Bắc Trung Bộ.                                                         D. Trung du và miền núi Bắc Bộ.    
Câu 12 (NB). Cây ăn quả, cây dược liệu, cây công nghiệp cận nhiệt và ôn đới là sản phẩm chuyên môn hóa của vùng
A. Duyên hải Nam Trung Bộ.                                      B. Đồng Bằng Sông Hồng.
C. Tây Nguyên.                                                            D. Trung du và miền núi Bắc Bộ.
Câu 13 (NB).Tỉnh nào có diện tích chè lớn nhất Tây Nguyên?
A. Đắc Lắc.                                                                             B. Đắc Nông.                    
C. Gia Lai.                                                                               D. Lâm Đồng.
Câu 14 (BN). Vùng có diện tích trồng cây cao su lớn nhất ở nước ta hiện nay là
A. Bắc Trung Bộ.                                                                    B. Tây Nguyên.
C. Trung du và miền núi Bắc Bộ.                                           D. Đông Nam Bộ.
Câu 15 (NB). Hai vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất ở nước ta là
A. Đông Nam Bộ và Tây Nguyên.           
B. Đông Nam Bộ và Tây Nguyên.
C. Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ.
D. Trung du miền núi Bắc Bộ và Tây Nguyên.    
Câu 16 (NB).Vùng trồng dừa lớn nhất nước ta hiện nay là
A. Trung du và miền núi Bắc Bộ.                            B. Đồng bằng Sông Hồng.
C. Đông Nam Bộ.                                                    D. Đồng bằng sông Cửu Long.
Câu 17(NB). Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 18, vùng nào sau đây có diện tích đất mặt nước  nuôi trồng thủy sản lớn nhất ở nước ta?
A. Đồng bằng sông Hồng.                                         B. Đồng bằng sông Cửu Long.
D. Vùng Bắc Trung Bộ.                                             D. Vùng duyên hải Nam Trung Bộ.
Câu 18 (NB). Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 18, hãy cho biết tỉnh Lâm Đồng thuộc vùng nông nghiệp nào sau đây?
A. Duyên hải Nam Trung Bộ.                                    B. Tây Nguyên.
D. Vùng Bắc Trung Bộ.                                             D. Đông Nam Bộ.
Câu 19 (NB). Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 18, hãy cho biết vùng nào sau đây có cây chè là cây trồng chuyên môn hóa?
A. Trung du và iền núi Bắc Bộ.                                 B. Đồng bằng sông Cửu Long.
D. Đông Nam Bộ.                                                      D. Đồng bằng Sông Hồng.
Câu 20 (NB). Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, hai tỉnh có số lượng trâu bò (năm 2007) lớn nhất nước ta là
A. Quảng Ninh, Thanh Hóa.                                      B. Thanh Hóa, Nghệ An.
C. Thanh Hóa , Bình Định.                                        D. Nghệ An, Quảng Nam.
Câu 21 (TH). Sản xuất nông nghiệp ở nước ta có sự phân hóa mùa vụ là do tác động của yếu tố
A. đất đai.                                                                   B. địa hình.
C. khí hậu.                                                                    D. nguồn nước.
Câu 22 (TH). Trong điều kiện thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa, để sản xuất nông nghiệp ổn định nhiệm vụ quan trọng là
A. phòng chống thiên tai, sâu bệnh, dịch hại.
B. chính sách phát triển nông nghiệp bền vững.
C. sử dụng nhiều loại phân hóa học, thuốc trừ sâu.
D. phát triển các nhà máy chế biến gắn với vùng sản xuất.
Câu 23 (TH). Lương thực là mối quan tâm thường xuyên của Nhà nước ta vì
A. khí hậu diễn biến thất thường, nhiều thiên tai.
B. phần lớn nước ta có diện tích là đồi núi thấp.
C. điều kiện tự nhiên không phù hợp cho sản xuất lương thực.
D. nhằm đáp ứng nhu cầu của đời sống, sản xuất và xuất khẩu.
Câu 24 (TH). Những thành tựu quan trọng nhất của sản xuất lương thực ở nước ta trong những năm qua là
B. cơ cấu mùa vụ có nhiều thay đổi.
C. diện tích và sản lượng tăng nhanh.
C. nhiều giống lúa mới được đa vào sản xuất.
D. đảm bảo nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
Câu 25 (TH). Nguyên nhân nào làm cho diện tích cây công nghiệp phát triển mạnh mẽ ở nước ta trong những năm qua?
A. Thị trường được mở rộng, công nghiệp chế biến dần hoàn thiện.
B. Các khâu trồng và chăm sóc cây công nghiệp đều được tự động hóa.
C. Nhà nước đã bao tiêu toàn bộ sản phẩm từ cây công nghiệp.
D. Sản phẩm không bị cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Câu 26 (TH). Hướng chuyên môn hóa nào sau đây không phải là của vùng nông nghiêp nghiệp Đông Nam Bộ?
A. Chăn nuôi bò sữa.
B. Khai thác thủy hải sản.
C. Chăn nuôi gia cầm.
D. Cây công nghiệp cận nhiệt và ôn đới.      
Câu 27 (TH). Yếu tố tự nhiên nào sau đây là quan trọng nhất ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố ngành đánh bắt thủy sản ở nước ta ?
A. Chế độ thủy văn.                            B. Điều kiện khí hậu.
C. Địa hình đáy biển.                         D. Nguồn lợi thủy sản.
Câu 28 (TH). Trong những năm qua, sản lựng lương thực của nước ta tăng lên chủ yếu là do
A. tăng diện tích canh tác.                       B. tăng năng suất cây trồng.
C. đẩy mạnh khai hoang phục hóa.         D. đẩy mạnh phát triển thủy lợi.
Câu 29 (TH). Vùng Đông bằng sông Cửu Long có sản lượng lương thực lớn hơn vùng Đồng bằng sông Hồng là do có
A. năng suất lúa cao hơn.                              B. trình độ thâm canh cao hơn.
C. diện tích trồng cây lương thực lớn hơn.   D. truyền thống trồng cây lương thực lâu đời hơn.
Câu 30 (TH). Năng suất lao động của ngành đánh bắt thủy sản nước ta còn thấp chủ yếu là do
A. hệ thống cảng cá chưa đáp ứng được nhu cầu.   B. thiên tai thường xuyên xẩy ra.                    
C. ngành chế biến còn nhiều hạn chế.                     D. phương tiện đánh bắt chậm được đổi mới.
Câu 31 (TH). Nơi thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản nước lợ ở nước ta là
A. kênh rạch.                                                                           B. sông suối.                     
C. ao hồ.                                                                                  D. đầm phá.
Câu 32 (TH). Nơi thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản nước ngọt ở nước ta là
A. bãi triều.                                                                             B. rừng ngập mặn.     
C. đầm phá.                                                                             D. sông suối, ao hồ.
Câu 33 (TH).   Khó khăn lớn nhất đối với việc phát triển cây công nghiệp lâu năm hiện nay ở nước ta là
A. giống cây trồng còn hạn chế.                   B. thị trường có nhiều biến động.                          
C. công nghiệp chế biến chưa phát triển.     D. thiếu lao động có kinh nghiệm sản xuất.
Câu 34 (TH). Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 19, hãy cho biết tỉnh nào có diện tích trồng lúa so với diện tích trồng cây lương thực dưới 60 % ?
A. Bình Thuận.                                                                        B. Ninh Thuận.                 
C. Tây Ninh.                                                                            D. Bình Phước.  
Câu 35 (TH). Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 20, hãy cho biết, tỉnh nào của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có tỉ lệ diện tích rừng so với diện tích toàn tỉnh trên 60%?
A. Sơn La.                                                                               B. Cao Bằng.                    
C. Quảng Bình.                                                                        D. Tuyên Quang.
Câu 36 (TH). Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 20, hãy cho biết, tỉnh nào của vùng Bắc Trung Bộ có tỉ lệ diện tích rừng so với diện tích toàn tỉnh trên 60%?
A. Thanh Hóa.                                                                         B. Nghệ An.                      
C. Quảng Bình.                                                                        D. Quảng Trị.
Câu 37 (TH). Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 20, hãy cho biết vùng nào có giá trị sản xuất thủy sản trong tống giá trị sản xuất nông- lâm - thủy sản dưới 5% năm 2007?
A. Duyên hải Nam Trung Bộ.                                    B. Tây Nguyên.
D. Vùng Bắc Trung Bộ.                                             D. Đông Nam Bộ.
Câu 38 (VDT). Để tăng sản lượng lương thực ở nước ta, biện pháp quan trọng nhất là
A. đẩy mạnh thâm canh, tăng năng suất.             
B. mở rộng diện tích đất trồng cây lương thực.
C. đẩy mạnh khai hoang, phục hóa ở miền núi.
D. thu hút đầu tư nước ngoài vào sản xuất nông nghiệp.
Câu 39 (VDT). Trong sản xuất nông nghiệp Đồng bằng sông Hồng có ưu thế hơn đồng bằng sông Cửu Long về
A. diện tích gieo trồng.                                          B. sản lượng lương thực.
C. khả năng mở rộng diện tích.                             D. năng suất lúa bình quân.
Câu 40 (VDT). Cho bảng số liệu:
DIỆN TÍCH GIEO TRỒNG VÀ SẢN LƯỢNG LÚA CẢ NĂM Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG VÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG QUA CÁC NĂM
Vùng Diện tích (nghìn ha) Sản lượng (nghìn tấn)
2005 2014 2005 2014
Đồng bằng sông Hồng 1186,1 1122,7 6398,4 7175,2
Đồng bằng sông Cửu Long 3826,3 4249,5 19298,5 25475,0
                          (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2015, Nhà xuất bản Thống kê, 2016)
Theo bảng trên, hãy cho biết  nhận xét nào sau đây không  đúng về diện tích và sản lượng lúa cả năm của Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long năm 2005 và năm 2014?
A. Diện tích giảm, sản lượng tăng ở Đồng bằng sông Hồng.
B. Diện tích tăng, sản lượng tăng ở Đồng bằng sông Cửu Long.
C. Sản lượng ở Đồng bằng sông Cửu Long luôn lớn hơn Đồng bằng sông Hồng.
D. Diện tích ở Đồng bằng sông Cửu Long tăng nhanh hơn sản lượng.
Câu 41 (VDT). Cho bảng số liệu:
SẢN LƯỢNG THỦY SẢN NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2005 - 2014
                                                                                                                          (Đơn vị: nghìn tấn)
Năm 2005 2009 2010 2014
Khai thác 1987,9 2280,5 2414,4 2920,4
Nuôi trồng 1478,9 2589,8 2728,3 3412,8
                 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam, 2015, Nhà xuất bản Thống kê, 2016)
Nhận xét nào sau đây đúng về sản lượng thủy sản nước ta giai đoạn 2005 - 2014?  932.5
A. Khai thác tăng, nuôi trồng giảm.                                     B. Nuôi trồng tăng, khai thác giảm.
C. Nuôi trồng tăng nhanh hơn khai thác.                             D. Khai thác tăng nhanh hơn nuôi trồng.
Câu 42 (VDT). Cho biểu đồ:

 
Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào sau đây?
A. Sự chuyển dịch cơ cấu sản lượng và giá trị sản xuất thuỷ sản trong giai đoạn 2005 - 2010.
B. Thể hiện sản lượng và giá trị sản xuất thuỷ sản của nước ta trong giai đoạn 2005 - 2010.
C. Tốc độ tăng trưởng sản lượng và giá trị sản xuất thuỷ sản trong giai đoạn 2005 - 2010.
D. So sánh sản lượng và giá trị sản xuất thuỷ sản của nước ta trong giai đoạn 2005 - 2010.
Câu 42 (VDT). Cho bảng số liệu:
DIỆN TÍCH CÁC LOẠI CÂY TRỒNG PHÂN THEO NHÓM CÂY
                                                                                                                      (Đơn vị: nghìn ha)
Năm 2005 2014
Tổng số 13287,0 14809,4
Câu lương thực 8383,4 8996,2
 Cây công nghiêp 2495,1 2843,5
 Cây khác 2408,5 2969,7
                                     (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2015, Nhà xuất bản Thống kê, 2016)
Để thể hiện quy mô diện tích các loại cây trồng và cơ cấu của nó qua hai năm 2005 và 2014, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?
A. Biểu đồ miền.         B. Biểu đồ tròn.          C. Biểu đồ cột.            D. Biểu đồ đường.
Câu 43 (VDT). Cho biểu đồ:

CƠ CẤU SẢN LƯỢNG LÚA PHÂN THEO MÙA VỤ CỦA NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2005 - 2016
             (Nguồn số liệu theo Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, 2017)
Theo biểu đồ, nhận xét nào sau đây không đúng về sự thay đổi tỉ trọng trong cơ cấu sản lượng lúa phân theo mùa vụ của nước ta, giai đoạn 2005 - 2016?
A. Lúa đông xuân giảm, lúa mùa giảm.
B. Lúa đông xuân tăng, lúa mùa tăng.
C. Lúa mùa giảm, lúa hè thu và thu đông tăng.
D. Lúa hè thu và thu đông tăng, lúa đông xuân giảm.
Câu 44 (VDC). Khó khăn nào sau đây là chủ yếu trong phát triển chăn nuôi ở nước ta hiện nay?
A. Nguồn đầu tư còn hạn chế, thiên tai thường xuyên tác độngxấu.
B. Hình thức chăn nuôi nhỏ, phân tán vẫn còn phổ biến ở nhiều nơi.
C. Công nghiệp chế biến còn hạn chế, dịch bệnh đe dọa ở diệnrộng.
D. Cơ sở chuồng trại có quy mô còn nhỏ, trình độ lao động chưacao.
Câu 45. (VDC).  Việc phát triển cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên chủ yếu dựa vào các điều kiện thuận lợi nào sau đây?
A. Khí hậu có tính chất cận xích đạo, đất badan giàu dinhdưỡng.
B. Đất badan có diện tích rộng, giống cây trồng có chất lượngtốt.
C. Đất badan ở trên những mặt bằng rộng, nguồn nước dồidào.
D. Khí hậu mát mẻ trên các cao nguyên cao trên 1000m, đấttốt.
Câu 46.  (VDC). Việc đẩy mạnh đa dạng hóa nông nghiệp ở nước ta không nhằm mục đích chủ yếu nào sau đây?
A.Khai thác hợp lí hơn sự phong phú, đa dạng của tựnhiên.
B.Giảm thiểu rủi ro khi thị trường nông sản biến động bấtlợi.
C. Tập trung phát triển nông sản ở những vùng chuyêncanh.
D. Sử dụng tốt hơn nguồn lao động, tạo thêm nhiều việclàm.
Câu 47 (VDC). Vùng nông nghiệp nào sau đây ở nước ta hiện nay chịu ảnh hưởng lớn nhất của biên đổi khí hậu?
A. Đồng bằng sông Hồng.                                                      B. Đồng bằng sông Cửu Long.
C. Bắc Trung Bộ.                                                                    D. Duyên hải Nam Trung Bộ.
Câu 48 (VDC). Về cơ cấu cây trồng đồng bằng sông Hồng khác so với đồng bằng sông Cửu Long là
A. cơ cấu cây trồng đa dạng hơn.                               B. cơ cấu cây trồng kém đa dạng hơn.
C. chủ yếu là cây trồng nhiệt đới.                               D. chủ yếu là cây trồng cận nhiệt và ôn đới.
 
 
 
 

 

Nguồn tin: thpthoangmai.edu.vn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây