​​​​​​​ TRÁCH NHIỆM MỞ RỘNG CỦA NHÀ SẢN XUẤT (EPR) ĐỐI VỚI CHẤT THẢI

Thứ tư - 10/08/2022 10:17
​​​​​​​
Trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR) là một thuật ngữ mới xuất hiện gần đây được nhiều người nhắc đến mỗi khi nói về các chất thải.
​​​​​​​ TRÁCH NHIỆM MỞ RỘNG CỦA NHÀ SẢN XUẤT (EPR) ĐỐI VỚI CHẤT THẢI

Khác hẵn với Trách nhiệm môi trường, Trách nhiệm xã hội, Trách nhiệm đối với người tiêu dùng của các nhà sản xuất thì Trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR) là một thuật ngữ thường được sử dụng cho con đường phát triển bền vững cho doanh nghiệp trong hoạt động điều hành quản lý. Nghe qua thì có vẻ khái niệm này có hàm ý hẹp hơn Trách nhiệm môi trường. Chắc chắn vẫn còn rất nhiều doanh nghiệp chưa thực sự hiểu hết về nó. Vậy EPR là gì? Trong văn bản nào nhắc đến và cụ thể ở đâu? Quá trình thực hiện như thế nào? Và các doanh nghiệp Việt Nam tính sẵn sàng đón nhận ra sao?


Hệ thống ERP là gì?

EPR là tên viết tắt của cụm từ tiếng Anh Extended Producer Responsibility, được định nghĩa là cách tiếp cận của việc bảo vệ môi trường theo chính sách trách nhiệm của nhà sản xuất đối với một loại sản phẩm được mở rộng tới giai đoạn thải bỏ trong vòng đời của sản phẩm đó. Định nghĩa này được đưa ra trong Chương trình môi trường Liên hiệp quốc (UNEP) ở Công ước quốc tế về kiểm soát việc vận chuyển qua biên giới các chất thải nguy hại và việc tiêu hủy chúng (BASEL) năm 2019. Là một chính sách môi trường yêu cầu nhà sản xuất hoặc nhập khẩu có trách nhiệm quản lý các sản phẩm trong suốt vòng đời sản phẩm sau khi chúng trở thành rác thải theo phương thức tuần hoàn, bao gồm việc thu gom; tiền xử lý cũng như vận chuyển, phân loại, tháo dỡ hoặc khử ô nhiễm; để chuẩn bị cho tái chế sử dụng; thu hồi, cuối cùng là tiêu hủy.

D:\ht\Bài viết\Ảnh bài 12\EPR 1.png

Trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR).


Nói các khác, EPR được coi là một phương tiện quan trọng để các nhà sản xuất không chỉ dừng lại ở khâu sản xuất sản phẩm, mà trách nhiệm mở rộng là quản lý chất thải sau tiêu dùng giúp đẩy mạnh sự chuyển đổi sang nền kinh tế tuân thủ các tiêu chuẩn bền vững hơn. Thực hiện trách nhiệm của nhà sản xuất về quản lý chất thải sau tiêu dùng nơi tạo ra chất thải là hoàn toàn hợp lý thay vì là việc của Chính phủ như trước đây, hướng đến con đường phát triển bền vững và thân thiện với môi trường trong tương lai.


Mục đích của chương trình EPR.

Một trong những mục đích chính của chương trình EPR là giảm thiểu lượng rác thải từ những sản phẩm đã sử dụng, giảm phát thải khí nhà kính tác động biến đổi khí hậu. Tăng tỷ lệ thu gom, xử lý và tái chế riêng rẽ đối với chất thải (nhựa, giấy, bìa cứng, thủy tinh, kim loại,...) Việc này giúp giảm lượng rác thải làm ô nhiễm môi trường như các tác động tiêu cực nhựa thải bị vứt xuống sông, ngòi, đại dương, ô nhiễm không khí do đốt chất thải bao bì ngoài trời. Ngoài ra còn gia tăng hiệu quả sử dụng và tạo ra các nguyên liệu thông qua việc tái chế, tái sử dụng để bảo tồn nguồn nguyên liệu thô (dầu, gỗ, kim loại, chất khoáng,...) và hệ sinh thái tự nhiên  (rừng, biển, hang động,...). Điều này góp phần vào việc thiết kế sản xuất các sản phẩm mới thân thiện với môi trường.
 

D:\ht\Bài viết\Ảnh bài 12\EPR 2.jpg

EPR giúp tạo ra một môi trường thân thiện với sức khỏe.


Chương trình EPR tạo ra nhiều cơ hội cải thiện kinh doanh cho các doanh nghiệp phát triển hoạt động và thu hút đầu tư trong lĩnh vực thu gom, xử lý và tái chế các loại sản phẩm đã qua sử dụng. Điều này giúp góp phần tạo ra một ngành công nghiệp mới tạo ra việc làm và việc làm chất lượng cao cho người lao động có thu nhập, nâng cao trình độ và điều kiện làm việc. Hạn chế vào việc phụ thuộc quá nhiều vào nhập khẩu các nguyên liệu thô và nâng cao sức cạnh tranh của các nguyên liệu thô thứ cấp. Hoạt động hỗ trợ du lịch thông qua môi trường trong sạch cũng được triển khai.
 

Chương trình EPR đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững. EPR vừa cung cấp thông tin vừa nâng cao nhận thức của người tiêu dùng trong việc phân loại, xử lý chất thải cho các gia đình, tạo nên một môi trường sinh sống thân thiện có lợi cho sức khỏe. Chương trình EPR còn tăng cường sự tương tác giữa bên cung cấp nguyên liệu, thiết kế với nhà sản xuất, những cửa hàng kinh doanh hàng tiêu dùng, bán lẻ cùng xử lý rác thải. Điều này tạo nên áp lực để các doanh nghiệp phải tăng cường trách nhiệm của bản thân và đưa ra các sản phẩm thân thiện với môi trường. Việc tái chế và tận dụng lại những tài  nguyên từ các sản phẩm đã qua sử dụng sẽ giảm bớt những tác động tiêu cực của sản xuất và tiêu dùng đến môi trường cũng như giúp bảo vệ được những nguồn tài nguyên từ thiên nhiên cho tương lai mai sau.


Sự phát triển của EPR trên thế giới

Các chương trình EPR đã được nhiều nơi trên thế giới ghi nhận từ rất sớm như từ năm 1953 đã được áp dụng ở Vermont, Mỹ nhưng chưa có gì nổi bật chỉ đến năm 1990 EPR mới được hệ thống hóa lại thành những nguyên tắc và định nghĩa trong Báo cáo gửi Bộ Môi trường Thụy Điển về việc nghiên cứu tác động về môi trường của các sản phẩm. Khác với cách tiếp cận truyền thống EPR giúp Chính phủ đạt được mục tiêu mà không cần tăng thuế hay chi phí. Điều này khiến cho EPR trở nên hấp dẫn và phát triển ngày càng tăng trên thế giới, các chính sách quản lý chất thải ở nhiều quốc gia cũng được quan tâm chú ý đến.
 

D:\ht\Bài viết\Ảnh bài 12\EPR 3.png

Trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất đối với bao bì trên thế giới.


Châu Âu và Bắc Mỹ đã thành lập một chương trình EPR rộng rãi cũng là nơi áp dụng EPR cao nhất, chiếm tới 90% số chính sách EPR.Các sản phẩm áp dụng cũng rất đa dạng. Trong đó nhiều nhất là các thiết bị điện tử như đèn, pin, đồ gia dụng, săm lốp và các sản phẩm bao bì, các phương tiện giao thông, pin, ắc quy.


Các loại rác thải độc hại như thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ và đèn huỳnh quang được chương trình EPR của Canada tập trung vào. Còn việc xử lý các sản phẩm điện tử, ô tô và các sản phẩm gia dụng lại được tập trung vào trong chương trình EPR của Nhật Bản.
 

Hệ thống EPR cũng đang ở giai đoạn phát triển ban đầu ở một số nước có thu nhập trung bình (Belize, Quần đảo Marshall, Ấn Độ, Nam Phi) và thu nhập cao (Luxembourg, Thụy Sĩ, Ireland, Na Uy). Về trách nhiệm của nhà sản xuất đã được cho phép bằng cách thực hiện hoặc cung cấp các nguồn tài chính cần thiết, hay không có thể bắt đầu tiếp quản quy trình quản lý chất thải rắn từ các đô thị từ một số các khía cạnh vận hành. Trong khi có một vài trường hợp trách nhiệm có thể là tự nguyện hoặc bắt buộc; có thể được thực hiện riêng lẻ hoặc theo nhóm/tập thể dựa trên một khung pháp lý.


EPR ở Việt Nam

EPR lần đầu được biết tại Việt Nam là trong Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 với yêu cầu là thu hồi một số sản phẩm sau khi được sử dụng. Ở Việt Nam ý tưởng chính để phát triển EPR là tìm ra một giải pháp tài chính giải quyết tình trạng ô nhiễm do tác chế các sản phẩm một cách không chính thức của các làng nghề. Tuy nhiên với cơ chế EPR ở Việt Nam hiện nay chưa thể làm được tất cả những vấn đề trong khâu xử lý chất thải.


Mô hình EPR ở Việt Nam trong hơn 15 năm qua là tự nguyện, chính vì vậy mà từ năm 2005 đến 2020 các quy định EPR chưa được thực hiện hiệu quả. Qua khảo sát, các công ty được coi là hoàn thành trách nhiệm đối với chất thải cũng chỉ được biết đến sau khi thiết lập các điểm thu hồi và công bố những điều kiện có thể để thu hồi. Tuy nhiên, các địa điểm thu hồi được thiết lập còn ít và thông báo thu hồi có điều kiện rất cao. 
 

D:\ht\Bài viết\Ảnh bài 12\EPR 4.png

 Cơ chế EPR đối với các doanh nghiệp ở Việt Nam.

Tính đến nay, tại Việt Nam có khoảng 15% dân thành thị và 60% dân nông thôn không được tiến cận với dịch vụ thu gom rác. Ngoài ra, cũng cần phải có dịch vụ xử lý chất thải sinh hoạt hiệu quả do các công ty vệ sinh môi trường, các doanh nghiệp và hợp tác xã cung cấp. Phải minh bạch với nguồn tài chính đáng tin cậy và đầy đủ thông qua ngân sách hoặc phí xử lý chất thải cụ thể thu từ các hộ gia đình và doanh nghiệp. 


EPR được quy định trong Luật ba lần, hai lần đầu tiên là được hướng dẫn tại Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và thứ ba cũng là gần đây là được quy định cụ thể trong Nghị định số 08/2022/NĐ-CP. Sự việc này có thể làm quá trình thực hiện gặp nhiều thách thức trong thực tế khi được áp dụng. 


Cùng với sự quyết tâm “không đánh đổi môi trường lấy kinh tế” thì đến nay EPR đã được áp dụng một cách đầy đủ với ý nghĩa là một cơ chế bắt buộc thực hiện. Điều này sẽ giúp Việt Nam đạt được một cách sớm nhất cả mục tiêu phát triển kinh tế và mục tiêu bảo vệ môi trường mà không phải đánh đổi cái gì cả, đồng thời còn góp phần giải quyết các vấn đề lao động và việc làm với chính sách EPR được áp dụng hoàn thiện như quy định hiện nay.

D:\ht\Bài viết\Ảnh bài 12\EPR 5.png

Yêu cầu nhà sản xuất có trách nhiệm đối với sản phẩm sau khi được sử dụng.


EPR là cơ sở để hình thành ngành công nghiệp tái chế hiện đại.

Rác thải vẫn luôn là vấn đề gây khó khăn cho các quốc gia trên thế giới. Không chỉ ở Việt Nam mà các nước có kinh tế phát triển như Mỹ, Anh, Nhật Bản,... cũng vô cùng đau đầu khi giải quyết những vấn đề liên quan đến rác thải.


Theo tờ báo Wall Street Journal, tại Mỹ các công ty sản xuất giấy và bìa cứng đã bắt đầu tìm ra những hướng đi mới, biến các loại giấy tạp thành giấy vệ sinh, ly giấy dùng một lần, khăn giấy và thùng cactông đựng hàng hóa. 


Việc tái chế được giấy không chỉ có giá trị lớn về kinh tế mà còn giúp bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường. Thực tế cho thấy việc tái chế giấy chính là lĩnh vực có sự phù hợp nhất định với tự nhiên cũng như với nền kinh tế có tuần hoàn. Các công ty tái chế dự đoán giá giấy tăng mạnh trong những năm tới vì nhu cầu đặt hàng bởi các công ty tái chế nước ngoài, các nhà máy giấy vẫn đang tăng.


Có thể nói rác thải nhựa là nguyên nhân gây ra vấn đề môi trường bị ô nhiễm, đã có nhiều người kêu gọi chung tay giảm sử dụng các sản phẩm từ nhựa. Song song với đó ly giấy lại được nhiều người quan tâm đến vì khác với ly nhựa ly giấy có tái chế được.


Ly giấy là sản phẩm được sử dụng rộng rãi trong các quán cà phê, trà sữa và các quán ăn với nhiều ưu điểm như dễ sử dụng, tiện lợi và bảo vệ môi trường. Ngoài ra, để tăng cường tính năng chống thấm của ly giấy, nhà sản xuất thường sử dụng bột giấy để lót lớp bề mặt trong ly giấy, giúp hạn chế chất lỏng rò rỉ ra ngoài và tránh tình trạng ẩm mốc ngấm qua thành ly giấy. Thay vì sử dụng nhựa Polyethylene hoặc sáp như trước đây, việc sử dụng bột giấy đã giúp cho ly giấy trở thành một sản phẩm thân thiện hơn với môi trường. 


Việc có lớp nhựa khá mỏng, chỉ chiếm khoảng 5% khối lượng ly nên đã khiến nhiều người cho rằng ly giấy không thể tái chế được. 


Tuy nhiên, những quan điểm này đã dần được thay đổi nhờ vào những công nghệ tái chế tiên tiến mà con người phát triển ngày nay. Rất nhiều nhà máy tái chế đã bắt đầu chấp nhận vào việc thu gom và tái chế ly giấy. Cách tái chế ly giấy cũng giống với nhiều loại chất, rác thải khác, phải phân loại trước khi vào khâu xử lý. Nhưng so với các chất, rác thải khác thì ly giấy là chất hữu cơ nên việc tái chế cũng dễ dàng rất nhiều.


Sau khi xử lý tách giấy, những sợi giấy được lấy ra sẽ được gửi đến các nhà máy giấy để được tái chế thành những sản phẩm mới như túi giấy, khăn giấy hoặc văn phòng phẩm. Điều đặc biệt là những sản phẩm mới này cũng có thể tái chế tiếp tục thêm 6 lần nữa.

 
D:\ht\Bài viết\Ảnh bài 12\EPR 6.jpg

Nhờ vào EPR mà con người biết được có thể tái chế được ly giấy.


Tại châu Âu vào những năm 1990 EPR đã được triển khai đầu tiên và sau hơn 3 thập kỷ hơn 40 quốc gia trên thế giới hiện đang được áp dụng hệ thống này một cách hiệu quả, giúp giảm thiểu rác thải và ô nhiễm môi trường như Canada, Hoa Kỳ, Nhật Bản,... Đặc biệt trong việc chuyển hướng dòng chất thải, giảm thiểu rác thải nhựa, quản lý chất thải rắn - một vấn đề môi trường đang gây nên tác động tiêu cực đến hệ sinh thái toàn cầu. Đánh giá chung EPR là động lực thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn, một mặt giúp giảm áp lực môi trường mặt khác mang lại hiệu quả kinh tế, giúp thay đổi nhận thức và kích thích sự đổi mới trong xã hội.


Nam Á là nhà sản xuất và cung cấp hàng đầu các sản phẩm bao bì giấy, đặc biệt là ly giấy tại Việt Nam. Với cam kết bảo vệ môi trường và hạn chế chất thải, Nam Á mang đến cho khách hàng những giải pháp độc đáo và thân thiện với môi trường. Bằng cách sử dụng những quy trình sản xuất mới nhất, Nam Á luôn đảm bảo chất lượng sản phẩm tốt nhất và đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng. Sản phẩm in ly giấy của Nam Á đạt tiêu chuẩn về thẩm mỹ, màu sắc, bố cục để thu hút sự chú ý của khách hàng. Chúng tôi cũng giúp cửa hàng của bạn định vị và phân biệt với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường, đồng thời đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng về tính thẩm mỹ và tiện ích của ly giấy.

Tác giả bài viết: THPT Hoàng Mai

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây